Review 10 loại kem chống nắng cho da dầu theo từng tình trạng da cụ thể

Lý do tại sao chúng ta bắt buộc phải dùng kem chống nắng hàng ngày chắc hẳn ai cũng biết. Với những người da-không-dầu thì chẳng khó khăn mấy nhưng đối với làn da dầu bóng nhờn, kem chống nắng có thể trở thành “chướng ngại tâm lý” vì cảm giác bí bách khó chịu, đặc biệt vào mùa nắng nóng. Vì vậy, EM sẽ đề xuất 10 loại kem chống nắng cho da dầu ngay sau đây, đáp ứng tiêu chí mỏng, nhẹ, phù hợp cho từng tình trạng cụ thể (mụn, nhạy cảm, ngân sách eo hẹp,…). Nàng đừng bỏ lỡ nhé!
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất với kem chống nắng cho mọi loại da nói chung chứ không chỉ da dầu. Phổ chống nắng phụ thuộc vào 3 chỉ số sau đây:
(Lưu ý: những số liệu này chỉ đúng khi bạn bôi đủ lượng kem chống nắng: 2 mg/cm2)
Chỉ số chống nắng có vẻ như càng cao càng tốt, thế nhưng EM không khuyến khích các bạn da dầu chọn loại có chỉ số cao hơn mức đề cập ở trên. Đó là bởi vì kem chống nắng có chỉ số càng cao thì khả năng bảo vệ mạnh hơn nhưng đồng nghĩa chất kem sẽ dày, thậm chí nhờn, bóng và bí bách. Với da khô còn có thể “cố đấm ăn xôi”, nhưng da dầu thì điều đó có thể rất khó chịu. Dùng kem chống nắng thật mạnh không tốt bằng dùng một loại bình thường nhưng bôi đủ lương và đều đặn mỗi ngày. Chúng ta bảo vệ da là đúng, nhưng phải nổi mụn vì kem chống nắng gây bí da thì sẽ hại da gấp đôi. Vì vậy, chỉ số phù hợp đi kèm chất kem mới là lựa chọn đúng để chọn kem chống nắng cho da dầu phù hợp.
Da dầu thường sản sinh nhiều dầu khiến bề mặt da bóng nhờn, nhớp nháp nhưng thực ra lượng dầu tự nhiên đó lại KHÔNG gây bí da. Chỉ khi tiếp xúc với tia UV và bụi bẩn trong không khí, dầu trên da bị oxy hóa sẽ xỉn màu, đặc quánh lại và kẹt trong lỗ chân lông, từ đó da mới bít tắc gây mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Sự thật đã chứng mình rằng, nếu dùng kem chống nắng phù hợp có thể giảm nguy cơ khiến da bị bít tắc. Nghe ngược đời nhỉ, nhưng đó là sự thật.
“Nhưng dùng kem chống nắng thì cũng có khả năng bị bí da”… Có phải bạn đang tự hỏi câu đó không? Thực tế, có hàng chục loại kem chống nắng chứa thành phần gây bí da, nhưng cũng có hàng trăm loại có kết cấu thoáng nhẹ, dễ chịu.
Bí quyết là hãy chọn loại kem chống nắng dạng lỏng như lotion, milk, gel, tránh dạng đặc giàu ẩm như cream. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại kem chống nắng có chứa dầu nặng như dầu dừa, olive, dầu hoa trà,… Tốt nhất là cẩn thận dùng thử một vùng nhỏ trên da trước khi apply lên toàn mặt.
Các chị em thường “rỉ tai” nhau nếu chọn kem chống nắng cho da dầu thì chọn loại không chứa cồn, nhưng thật chất là cồn không xấu như mọi người vẫn nghĩ. Cồn khô – Alcohol Denat là chất được phép sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định của FDA. Nó có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và kiểm soát dầu. Quan trọng hơn, cồn là một dung môi giúp hòa tan các chất, giúp kết cấu kem chống nắng nhẹ mặt, thoáng, thấm nhanh và sâu hơn.
Chất này chỉ khuyến cáo có hại với nồng độ cao vì có thể gây khô da, từ đó khiến da yếu đi. Tuy nhiên, cồn khô ở nồng độ thấp và công thức kem chống nắng được bổ sung các chất dưỡng ẩm thì chẳng những không gây hại mà còn mang đến nhiều lợi ích cho da dầu.
Nếu bạn sở hữu làn da dầu nhạy cảm hoặc vừa trải qua điều trị xâm lấn (laser, lăn kim, peel da) hoặc đang sử dụng Tretinoin, Isotretinoin, các chất trị mụn thì cần chọn sản phẩm dưỡng da nhẹ dịu, không làm khô da và có bổ sung các chất làm dịu. Với kem chống nắng, bạn nên ưu tiên khả năng bảo vệ vì đây là lúc da dễ bị nám sạm nhất. EM gợi ý ngay 3 loại kem chống nắng cho da dầu với mức độ bảo vệ da mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo được chất kem dễ chịu và có thể dùng thoải mái hàng ngày.
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm: Cần đợi khoảng 20 phút để kem chống nắng tiệp vào da, không còn vệt trắng và bóng
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm: Không kiềm dầu
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chọn kem chống nắng cho da mụn sẽ dễ hơn cho da nhạy cảm một chút nhưng vẫn cần cẩn thận xem xét thành phần để không bỏ sót những cái tên dễ gây kích ứng. Ngoài ra, kem chống nắng cho da dầu mụn nên là loại có bổ sung những chất kháng viêm và làm dịu sưng đỏ như Niacinamide, Vitamin B5 (Panthenol),…
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm: Khả năng chống tia UVA không mạnh như các kem chống nắng còn lại trong bài.
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kem chống nắng là khoản đầu tư đảm bảo chỉ có lời chứ không lỗ nếu muốn làn da khỏe mạnh dài lâu. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là phải bỏ cả gia tài để mua nó. Dưới đây là 2 loại kem chống nắng giá bình dân nhưng vẫn đảm bảo khả năng bảo vệ, chất kem dễ chịu và dễ mua.
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Thành phần chống nắng:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Qua bài viết này, EM mong rằng các cô nàng da dầu dù đang ở trong tình trạng da và hầu bao thế nào cũng sẽ tìm được cho mình kem chống nắng “chân ái”. Bởi vì kem chống nắng chính là liều thuốc làm chậm lão hóa rẻ nhất và cũng giúp bạn trẻ lâu hơn bất kỳ loại mỹ phẩm nào khác. Chúc bạn luôn xinh đẹp.
1 Bình luận
Mình là fan của emoi từ rất lâu rồi. Nhưng dạo này mình hơi thắc mắc một chút. Đó là, trước đây bài viết nào của emoi cũng có rất nhiều lượt comment trao đổi và phản hồi về bài viết. Mình có thể học hỏi thêm kiến thức dưỡng da từ những comment đó. Sao dạo này mình không còn thấy nữa rồi ạ. Có phải emoi đã tắt tính năng hiển thị bình luận ko?