Không độn sụn mà có thể sở hữu mũi cao. Không cắt gọt mà vẫn có được cằm V-line. Má hóp không cần động đến dao kéo mà vẫn căng đầy, baby. Vân vân và mây mây các chỗ lõm khác trên cơ thể được tạo hình đầy đặn chỉ với mũi tiêm filler. Đây là xu hướng làm đẹp thế hệ mới, được các chuyên gia dự kiến là phương pháp thay thế cho phẫu thuật thẩm mỹ gặp nhiều rủi ro từ trước đến nay. Nếu bạn chưa biết tiêm filler là gì thì cùng EM khám phá ngay bây giờ nhé!

1.   Tiêm filler là gì?

Chắc hẳn thời gian gần đây rất nhiều bạn đã nghe nói tới tiêm filler chống nếp nhăn quanh mắt, filler độn cằm, làm cao sống mũi không phẫu thuật với tiêm filler,… Về cơ bản thì bạn cũng mường tượng được hình thức tiêm thẩm mỹ này rồi. Đúng như tên gọi, tiêm filler là cách đưa chất làm đầy vào vị trí mô mềm dưới da nhằm tăng thể tích, tạo hình như ý muốn. Các loại chất filler sẽ tồn tại trong cơ thể trong thời gian ngắn và chúng ta có thể loại bỏ chúng bất cứ lúc nào bằng cách tiêm vào chất làm tan hoặc nạo filler.

Cơ chế hoạt động của tiêm filler

Cơ chế hoạt động của tiêm filler là các chất làm đầy khi được đưa vào vị trí mô, ngay lập tức sẽ khiến khối mô đó dày lên. Phổ biến nhất là tiêm filler dưới nếp nhăn, hốc và dưới mắt, môi mỏng, đầu mũi,… để làm căng đầy chúng. Đây là một thủ thuật nội khoa được coi là “chìa khóa vàng” thay thế cho các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng dao kéo truyền thống. Tiêm filler mang lại hiệu quả tức thì, không gây đau đớn, không mất thời gian dài để hồi phục. Do đó mà chúng đang trở nên thành một xu hướng làm đẹp được rất nhiều chị em quan tâm.

2.   Các loại chất filler là gì? Có an toàn không?

Một điều mà chắc hẳn bạn cũng như rất nhiều chị em khác rất muốn biết đó là filler thực ra là chất gì? Có lành tính, an toàn không? Theo như EM tìm hiểu thì chất được tiêm filler được chia làm 2 nhóm, cụ thể như sau:

Filler tạm thời

Hầu hết các loại filler tạm thời (còn gọi là filler có thể hấp thụ) duy trì được trong thời gian từ 6 đến 9 tháng. Các bác sĩ da liễu cho biết các chất làm đầy này khá an toàn, được hấp thụ vào trong cơ thể theo thời gian, ít tác dụng phụ. Filler tạm thời có thể giúp làm đầy nếp nhăn, cải thiện vùng da chùng nhão hay bơm môi căng mọng. Dưới đây là một số chất làm đầy tạm thời được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Hyaluronic Acid (HA) Filler

Hyaluronic Acid (HA) Filler

HA là một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể của con người. Dùng chất này làm đầy thì không cần quá lo lắng về phản ứng phụ bởi chúng rất lành tính. Các sản phẩm HA điển hình dùng để tiêm filler như Restylane, Perlane, Juvederm Ultra, Teosyal và Belotero. HA được sử dụng rất nhiều để làm đầy các vị trí mô mỏng như nếp nhăn ở vùng thái dương ngay dưới đuôi mắt, khóe mũi và dùng bơm môi với độ dày mỏng tùy ý.

Collagen Filler

Collagen Filler

Đây là loại filler đầu tiên được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Các sản phẩm Collagen Filler trước đây có nguồn gốc từ collagen bò vào năm 1977-1978 giúp làm đầy nếp nhăn do lão hóa. Đến năm 1981 thì loại filler này được FDA kiểm định, chứng nhận tương thích, ổn định cao trong cơ thể con người. Khi dùng Collagen Filler thì bạn không cần phải test da trước đó.

Calcium Hydroxyapatite (CaHA)

Calcium Hydroxyapatite (CaHA)

CaHA tổng hợp từ tế bào ở dạng bán rắn với 70% gel dẫn là carboxymethyl cellulose cùng với 30% vi cầu CaHA. Hợp chất này tương đối an toàn, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y khoa, nha khoa, các ngành phẫu thuật như tạo hình má, quai hàm và cằm. CaHA có tính kháng nguyên, không gây kích ứng miễn dịch, cho hiệu quả lâu dài.

Poly-L-Lactic Acid (PLA)

Poly-L-Lactic Acid (PLA)

PLA là chất tiêm filler được các nhà khoa học Pháp chế tạo vào năm 1952. Chất làm đầy này đã được kiểm chứng độ an toàn, test hiệu lực qua nhiều lần thực nghiệm lâm sàng. Tiêm PLA có thể nâng thể tích vùng da mong muốn với hiệu lực thời gian  lên tới 18 tháng. Tuy nhiên, đây cũng là loại filler được khuyến cáo có thể gây ra các nốt sần trên da mà có thể thấy và sờ cảm nhận được.

Filler vĩnh viễn

Đây là các loại filler không thể tái hấp thụ, tính phổ biến của chúng không cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ da liễu có thể khuyến khích sử dụng loại filler vĩnh viễn bởi cơ địa của bạn đáp ứng và mang tới hiệu quả lâu dài. Polymethylmethacrylate được xem là chất điển hình của filler vĩnh viễn. Hoạt chất làm đầy này được làm từ hỗn hợp các hạt nhựa methyl methacrylate kết hợp collagen bò.

olymethylmethacrylate

Tiêm Polymethylmethacrylate dưới da, các tế bào collagen sẽ giữ cố định các hạt nhựa của chất làm đầy, giúp cho chúng tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí hàng năm đến khi collagen tan rã hoàn toàn. Nếu bạn muốn tiêm filler vĩnh viễn thì hãy đảm bảo rằng bác sĩ da liễu thực hiện phải là người có hiểu biết chuyên sâu về filler cũng như có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các sản phẩm filler.

Các chất làm đầy này nghe hơi khó hiểu chút thôi nhưng biết và hiểu về chúng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều đấy. Bạn sẽ biết cách để chọn loại filler nào phù hợp. Tìm hiểu kỹ về chất làm đầy cũng là cách để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Bạn có thể tránh được trường hợp bác sĩ da liễu muốn lòe bịp khi tư vấn các chất filler không kết hợp được với nhau hay tiêm chất filler không đạt hiệu quả cao tại vùng da bạn muốn làm đầy.

3.   Những lợi ích mà tiêm filler mang lại?

Kể về những lợi ích mà tiêm filler mang lại có khi chỉ muốn cầm ngay cọc tiền hay cái thẻ rồi bắt xe chạy ra cơ sở thẩm mỹ uy tín nào đó để mần đẹp. Bởi những lợi ích mà filler mang lại quá tuyệt vời đối với tất cả các chị em. Hiệu quả mà tiêm filler mang lại khiến cho nó trở thành “từ khóa hot” trong cộng đồng yêu thẩm mỹ suốt từ đầu năm 2020 đến giờ.

Xóa nếp nhăn

Tiêm filler xóa nếp nhăn

Không chỉ là dừng lại ở cải thiện mà tiêm filler có thể giúp bạn xóa nếp nhăn hoàn toàn tùy vào tình trạng và cơ địa. Nhờ các chất làm đầy mà các rãnh nhăn ở hai đầu lông mày, đuôi mắt và khóe miệng của bạn sẽ biến mất. Ngoài ra, filler còn giúp da căng bóng, mịn màng, làm hạn chế tình trạng da bị chùng, chảy xệ khi thời gian đi qua. Thường thì để loại bỏ nếp nhăn, bác sĩ sẽ dùng các chất làm đầy tạm thời, có tính tăng độ ẩm cao, kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin.

Điều trị sẹo lõm

Tiêm filler điều trị sẹo lõm

Với khả năng làm đầy, tiêm filler là cách để chữa trị sẹo lõm hiệu quả. Loại sẹo này được hình thành do các sợi collagen và elastin trong da bị đứt gãy. Chất làm đầy sau khi được tiêm trực tiếp vào vết lõm sẽ giúp cải thiện bề mặt da nhanh chóng. Tuy nhiên, tiêm filler chỉ áp dụng hiệu quả đối với các loại sẹo lõm có kích thước lớn, sâu. Với những bạn bị sẹo lõm, rỗ li ti, mảng lớn thì dùng các phương pháp như laser hay lăn kim sẽ hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Làm đầy quầng mắt dưới

Làm đầy quầng mắt dưới

Nếu quầng mắt dưới của bạn bị sâu, trũng xuống làm cho gương mặt trở nên già nua, thiếu sức sống thì có thể tiêm 1 đến 3 mũi filler. Rất nhiều chị em ngoài 30 chọn tiêm chất làm đầy filler khắc phục nhược điểm này ở vùng da mắt và thu được hiệu quả như ý.

Tạo hình khuôn mặt

tiêm môi

Tiêm filler hiện nay đang là giải pháp hàng đầu dùng để thay thế các biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi, độn cằm, làm đầy môi, chỉnh gò má. Nếu bạn muốn môi mỏng trở nên căng mọng, sống mũi nâng cao, má baby đầy đặn… ngay lập tức mà không cần phải trải qua quá trình dao kéo và nằm viện phục hồi thì hãy cân nhắc đi tiêm filler nhé!

4.   Tiêm filler có hại gì không?

Không đáng sợ như gọt xương, đắp sụn hay độn silicon, tiêm filler chỉ đơn giản là đưa mũi tiêm vào da, như bạn đi truyền nước vậy. Trước khi tiêm, bạn cũng sẽ được bác sĩ thoa chất gây tê. Về hình thức, việc tiêm chất làm đầy rất nhẹ nhàng, diễn ra từ 7 đến 15 phút nên bạn không cần phải quá gánh nặng tâm lý. Các chất làm đầy được chế tạo ra đã được test lâm sàng rất nhiều lần, kiểm chứng bởi FDA Hoa Kỳ trước khi lưu hành nên sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Hơn nữa, các chất làm đầy filler có độ tương thích cao với cơ thể, không dễ bị đào thải, không gây ra phản ứng ngược.

Tiêm filler có hại gì không

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và tiêm filler cũng có điểm hạn chế nhất định. Sau khi tiêm chất làm đầy, da tại vị trí tiêm bị sưng nhẹ, đỏ, bầm, ngứa,… Những biểu hiện này được xem là các tác dụng phụ thường gặp. Chúng sẽ biến mất sau đó từ 7 đến 14 ngày nên bạn đừng quá lo. Các trường hợp bị nhiễm trùng nặng, u hạt, xuất hiện khối u nhỏ xung quanh vị trí tiêm, filler di chuyển tới vị trí khác, thậm chí là hoại tử được xét vào nhóm tác dụng phụ ít gặp. 2 nguyên nhân chính dẫn đến các hệ quả không mong muốn này là chất filler được tiêm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và tay nghề bác sĩ kém.

5.   Ai nên và không tiêm filler?

Chị em nào muốn độn cằm, nâng mũi, má baby, xóa nhăn, trị sẹo lõm,… hay duy trì nhan sắc tươi trẻ hiện có thì đều là khách hàng tiềm năng của dịch vụ tiêm filler. Không cần phải áp lực tâm lý, không mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng, hiệu quả gần như tức thì, hơn nữa lại ít tác dụng phụ, tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn, được xem là một trong những xu hướng thẩm mỹ thế hệ mới!

vùng tiêm filler

Tuy nhiên, tiêm chất làm đầy này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với một số trường hợp như: người bị rối loạn đông máu, người đang mắc bệnh ngoài ra như mề đay, mụn bọc, phát ban,… Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú, người dưới 18 tuổi và người có làn da nhạy cảm, da dễ hình thành sẹo lồi cũng không nên dùng filler.

Chà, cũng có khá nhiều kiến thức và thông tin tiêm chất làm đầy phải không nào! Trên đây là những gì cơ bản, tổng quan nhất về tiêm filler mà EM muốn gửi tới chị em. Bạn nào đang có dự định làm đẹp theo cách này thì cần phải hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn địa chỉ tiêm filler uy tín nhé! Chất làm đầy filler và kỹ thuật tiêm của bác sĩ chính là hai tiêu chí chủ chốt quyết định đến yếu tố thành bại. Đừng quên chia sẻ với EM về hành trình tiến gần hơn với nhan sắc mong muốn của bạn để chúng mình cùng giúp đỡ, mần đẹp cho nhau nha! Chúc các cô gái của EM luôn tự tin và rạng rỡ!

5/5 (1 Review)