Lẩu cua đồng từ lâu đã được xem là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được mọi người ưa thích và không thể nào bỏ qua được bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của nhiều nguyên liệu hòa vào nhau. Dù được kết hợp với nguyên liệu nào hay biến tấu về cách nấu lẩu cua đồng hà nội thế nào đi nữa thì món ăn vẫn luôn có hương vị ngọt mát, thơm nồng đặc trưng của cua đồng và các loại rau dân dã ăn kèm.

Tuy có nhiều cách chế biến lẩu cua đồng khác nhau như: lẩu cua đồng hải sản, lẩu cua đồng mồng tơi, lẩu cua đồng bắp bò, lẩu cua đồng hột vịt lộn,… nhưng điểm chung của các nồi lẩu này là đều có vị ngon thanh mát tự nhiên từ cua đồng. Để hiểu nhiều hơn về món ăn bổ dưỡng này, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của EM để có thêm kinh nghiệm nhé.

1. Cách chọn mua cua đồng ngon chuẩn cho bà nội trợ

Cua đồng là loại thực phẩm quen thuộc với các bà nội trợ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn được những con cua đồng tươi ngon. Những món nấu từ cua đồng là món ăn được tất cả mọi người yêu thích không chỉ nhờ vào vị ngọt mát mà cua đồng còn là một món ăn rất bổ dưỡng. Hãy cùng chúng tôi xem hướng dẫn cách chọn cua đồng ngon dễ dàng ngay sau đây nhé

lẩu cua đồng

  • Màu sắc: Cua có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng hơn, bóng hơn.
  • Cua tươi, khỏe: Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí.
  • Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.
  • Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.
  • Thời điểm cua ngon: Bạn nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường thay vỏ nên sẽ ốm, thịt sẽ bở không ngon. Vào thời gian trăng sang( giai đoạn từ 13 đến 16 âm lịch) cua ốm. Cua dính phèn màu cam càng nhiều thì càng chắc.

2. Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cua đồng

Để có một nồi lẩu của đồng ngon đúng vị trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trước khi nấu. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi tìm hiểu và chuẩn bị các nguyên liệu chính của món lẩu cua đồng ngon tuyệt đúng vị ngay sau đây nào.

Cua đồng: Chọn những con cua cái chắc mình, còn tươi. Bạn chỉ nên chọn những con cua đực có càng thật to để giữ càng. Nếu kích cỡ càng chỉ vừa phải thì không nên chọn bởi cua đực ít thịt, không béo và sẽ không cho nước ngọt như cua cái. Để có một nồi nước lẩu ngon cho 4 người, bạn lựa khoảng từ 600 – 800 gram cua đồng là vừa xinh. Không nên chuẩn bị lượng cua ít hơn vì như vậy nước dùng dễ bị loãng, cũng không nên dùng nhiều cua quá vì có thể gây lãng phí trong quá trình lọc cua.

lẩu cua đồng

– Thịt bò: Thịt bò dùng để nhúng lẩu cua khi ăn. Vì còn kết hợp nhiều loại rau và các món ăn khác nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều thịt bò. Với một nồi lẩu cua như trên, bạn chuẩn bị khoảng 200 – 300 gram thịt bò là được.

lẩu cua đồng

– Sườn sụn: Cũng như thịt bò, sườn sụn sẽ dùng để nhúng ăn kèm lẩu. Sườn sụn sẽ cho vị giòn, đậm, ăn kèm các loại rau sẽ rất ngon. Bạn chuẩn bị khoảng 300 – 500 gram sườn sụn tươi

– Đậu phụ: Đậu phụ bạn có thể mua theo bìa hoặc theo cân tuỳ nơi. Đậu phụ sẽ giúp bạn chống ngán khi ăn lẩu, tạo cảm giác thanh, mát hơn. Nếu mua theo bìa thì bạn mua khoảng 5 bìa đậu, nếu mua theo cân thì khoảng 300 – 400 gram là được.

lẩu cua đồng

– Rau nhúng lẩu: Lẩu cua đồng có thể ăn kèm nhiều loại rau. Tuy nhiên, các loại rau ngon nhất và phù hợp nhất cho món lẩu này gồm có: rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau rút, xà lách…

– Các loại gia vị: Các loại gia vị cũng như một số thực phẩm đi kèm để làm món lẩu hấp dẫn hơn bao gồm: cà chua, hành, váng đậu, sa tế, muối, tiêu, mắm, đường, bột nêm…

3. Hướng dẫn cách nấu lẩu cua đồng ngon đúng vị 

Cách nấu lẩu cua đồng miền nam không chỉ hấp dẫn, khiến người ăn mê tít vào mùa hè mà ngay cả những ngày đông lạnh, món ngon này cũng nằm trong top món lẩu ngon không thể bỏ qua. Tùy từng địa phương mà món lẩu cua đồng được biến tấu với các thành phần khác nhau như tôm, cá, nghêu, sò rất phong phú. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách nấu lẩu cua đồng bạn có thể tham khảo

Bước 1: Ninh xương làm nước dùng

Để có một nồi nước dùng ngon và đậm thì trước hết bạn cần nướng hành khô và gừng. Nếu gia đình có vỉ nướng thì bạn có thể đặt vỉ nướng lên bếp ga và nướng cho hành khô và gừng cháy xém. Khi nướng xong thì bóc sạch vỏ và đập dập.

Xương ống rửa sạch sắt muối và trần qua nước sôi. Làm khoảng 2 – 3 lần cho đỡ mùi hôi của xương sau đó chặt thành miếng vừa ăn rồi cho vào một nồi áp suất. Cho thêm hành và gừng đã nướng ở bước 1 vào cùng với 2 – 3 thìa gia vị. Nước khoảng 1 lít rưỡi cho đến 2 lít nước. Sau đó ninh xương khoảng 30 phút là được.

lẩu cua đồng

Bước 2: Chế biến cua đồng

Sau khi mua cua về, cho vào một nồi nhỏ. Cho vài thìa muối vào và xóc đều tay nhiều lần cho cua ra hết chất bẩn rồi rửa lại nhiều lần với nước. Sau đó bóc bỏ phần mai, dùng tăm hoặc que để tách gạch ra một bát riêng, phần thịt ra một bát riêng. Phần thịt cua bạn cho vào cối giã nhuyễn sau đó dùng nước lọc để gạn lấy nước ( khoảng 1.5 lít nước cua ). Với những bạn ở quê thì công việc này tương đối đơn giản vì rất hay làm. Bên cạnh đó ở ngoài chợ trên thành phố cũng rất hay có các dịch vụ bán cua đã làm sẵn. Bạn có thể mua về và chế biến luôn.

lẩu cua đồng

Bước 3: Rán đậu

Đậu phụ trắng mua về thái miếng hình vuông bằng hai đầu ngón tay rồi cho lên chảo rán vàng

lẩu cua đồng

Bước 4: Sơ chế thịt bò và rau

Thịt bò thái lát mỏng ướp với gừng đập dập và tỏi nếu bạn mua nguyên cả miếng thịt bò. Nếu không thì khi mua người ta đã thái và ướp sẵn gừng với tỏi cho bạn rồi. Có thể cho thêm một muỗng cà phê muối hoặc bột canh để cho thịt bò ngấm gia vị.

Rau rửa sạch ngâm nước muối. Ngoài các loại rau mà chúng tôi đã hướng dẫn ở phần nguyên liệu thì bạn có thể dùng thêm các loại rau khác như là rau cải xoong, nấm, hoặc rau cải chíp.

lẩu cua đồng

Bước 5: Chế biến nước lẩu cua đồng

Đến đây bạn đã có nước hầm xương và nước cua đã lọc. Bạn cho cả hai loại nước này vào một nồi to, sau đó cho thêm cà chua thái lát, sấu xanh cả quả đã nạo vỏ, hành khô. Sau đó đặt lên bếp ga và đun sôi khoảng 10 đến 15 phút là bạn đã có nồi nước lẩu cua đồng đúng chuẩn rồi.

lẩu cua đồng

Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào làm cho gia đình mình một nồi lẩu cua đồng đúng vị mà không cần phải ra tiệm với những hướng dẫn của EM thôi nào. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian tỉ mẩn nấu nướng mà vẫn muốn có một bữa lẩu tại gia, vậy thì EM gợi ý bạn order ngay 1 set lẩu cua đồng ship về tận nhà của nhà hàng Hà Nội Xưa (58B7 Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) để thưởng thức hương vị chua thơm mát ngậy chuẩn vị truyền thống nhé.

Đừng quên đồng hành cùng EM để nhận thêm những thông tin về cách nấu lẩu hải sản trong bài viết tiếp theo. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này, chúc bạn thành công với món lẩu cua đồng ngon ngọt và bổ dưỡng!

4.5/5 (4 Reviews)