Chất bảo quản- vừa nghe đến đó hẳn là bạn đã định hình ngay trong đầu: nó là một hóa chất ĐỘC HẠI. Đa số những người bán mỹ phẩm handmade đều tự hào rằng sản phẩm của họ 100% thiên nhiênkhông hề chứa chất bảo quản như mỹ phẩm công nghiệp. Và bạn tin mua chỉ vì bạn nghĩ: không có chất bảo quản chắc là sẽ tốt hơn. OK, đồng ý là chất bảo quản chẳng béo bở gì, nhưng sự thực thì, nó không xấu như bạn vẫn nghĩ. Hiểu theo 1 cách khác, nó thậm chí còn đang bảo vệ chính sức khỏe của các bạn (nếu dùng đúng liều lượng cho phép) đấy nhé.

Mỹ phẩm handmade có thành phần nước (như cream, serum, lotion, toner… ) không chứa chất bảo quản nhưng vẫn để được hơn 1 năm ư? QUÁ HOANG ĐƯỜNG. Chúng ta bắt buộc phải dùng chất bảo quản khi làm mỹ phẩm chứa nước nếu muốn giữ sản phẩm đó trên 1 tuần và không phải để tủ lạnh.

Chất Bảo Quản Là Gì?

Chất bảo quản trong mỹ phẩm là những chất ngăn vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở, bảo vệ hỗn hợp nước & dầu ko tách rời, giúp các loại dầu dưỡng ko bị hư và biến mùi. Một khi đã bị vi khuẩn xấu xâm nhập, sản phẩm dưỡng có thể gây hại cho bạn hơn là mang lại kết quả tốt. Các chất bảo quản chỉ nên chiếm 1% khối lượng sản phẩm và giữ cho sản phẩm giữ được trong vòng 1 năm hoặc hơn. Bạn lo ngại 1% đó sẽ làm xấu da mình ư? Tin tớ đi, bạn ăn mấy thứ fast food như KFC hay Lotteria còn có hại hơn gấp nhiều lần việc sử dụng mỹ phẩm có chứa 1% chất bảo quản đấy.

“Dù Sao Thì Chất Bảo Quản Vẫn Không Tốt Cho Sức Khoẻ, Cứ Nên Tránh Triệt Để Thì Hơn?”

Cứ coi như bạn tránh dùng mỹ phẩm công nghiệp và trung thành với Organic Skincare vì chúng TỰ NHIÊNKHÔNG HÓA CHẤT. Đấy là 1 sự so sánh vô cùng khập khiễng. Bạn tin rằng Organic Skincare không dùng chất bảo quản sao? Tất cả các công ty mỹ phẩm đều mua nguyên liệu từ ngoài vào. Ví dụ như tinh dầu tràm trà (tea tree oil) chẳng hạn, từ lá tràm trà, chuyển sang nhà máy (công ty) để làm ra tinh dầu đã là 1 lần hóa chất rồi. Hoặc như chiết xuất cúc la mã, từ bông hoa cúc trên cây, chuyển sang công ty làm ra chiết xuất cũng phải qua xử lý hóa chất và có thể cũng đã có 1 lần chất bảo quản. Vì sao ư? Các công ty làm tinh dầu, chiết xuất kia vài tháng mới ship hàng 1 lần cho các đại lý phân phối. Vậy trong vài tháng đấy họ bảo quản bằng cái gì? Tất nhiên là CHẤT BẢO QUẢN.

Một lọ kem dưỡng được gắn mác handmade, hoàn toàn là nguyên liệu tự nhiên, không hề nhìn thấy chất bảo quản trong thành phần nhưng rất có thể nó đã nằm trong chính những nguyên liệu đầu vào, vì vậy mà không nhất thiết phải bắt buộc liệt kê ra để cho bạn thấy. Thậm chí nhiều khi chính những người nhập tinh dầu, chiết xuất…. để làm mỹ phẩm handmade cũng không hề biết là nguyên liệu mình nhập chứa chất bảo quản mà vẫn đinh ninh chúng tự nhiên 100%.

hoa-chat-doc-hai-trong-my-pham

Trên 1 vài diễn đàn về làm đẹp có những ý kiến rất hay như thế này:

  • Nhiều website có xu hướng nói thái quá về tác hại của chất bảo quản, nhưng tôi cho rằng, các loại vi khuẩn, nấm mốc cũng đều là những "sản phẩm thiên nhiên" đấy thôi, thế bạn thích chọn bên nào: có chất bảo quản để sản phẩm mình bôi lên mặt được sạch sẽ, hay không chất bảo quản và đắp 1 đống vi khuẩn lên da?
  • Không phải mỹ phẩm cứ mốc đen mốc đỏ lên mới là bị hỏng, vi khuẩn không nhìn thấy được bằng mắt thường, nếu không ngăn chặn chúng thì lọ kem đầy chất dinh dưỡng của bạn sẽ là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi nảy nở mà bạn không hề hay biết.
  • "Hoàn toàn tự nhiên mới là tốt" - tôi thấy quan niệm này thật phiến diện. Để sống khỏe mạnh đến bây giờ tôi phải tiêm đủ loại vắc xin. Khi tôi ốm, tôi uống kháng sinh. Các con tôi sinh ra cũng phải tiêm vắc xin và uống thuốc khi bị bệnh. Mỗi ngày chúng ta phải đổi mặt với một tá các loại thuốc như thế để bảo vệ sức khỏe, chứ không phải để hại sức khỏe. Chất bảo quản cũng là thứ “thuốc” bảo vệ sức khỏe của bạn mà thôi, tất nhiên thuốc chỉ phản tác dụng khi bạn sử dụng chúng quá liều.

Nói chung là trong thời đại này bạn không thể nào sống 100% thiên nhiên được đâu, vì vậy cũng đừng cố sống cố chết tránh xa chất bảo quản, nhà sản xuất dùng chất bảo quản để kéo dài thời hạn sản phẩm của họ nhưng cũng vì cả sức khoẻ của chính bạn nữa cơ mà.

Dùng Những Chất Chống Oxy Hóa Tự Nhiên Để Thay Thế Chất Bảo Quản Hóa Học Có Được Không?

chat-chong-oxy-hoa-khac-chat-bao-quan
Có phải bạn đang nghĩ tới Vitamin E, chiết xuất hương thảo hay tinh dầu trà xanh không? Bạn nên xem kỹ lại tính chất của những thứ này nhé: chất bảo quản ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi nảy nở còn chất chống oxy hoá giúp các chất tan trong dầu ko bị ôi (bốc mùi).
  • Vitamin E và chiết xuất hương thảo (rosemary extract) không phải chất bảo quản. Nó có thể kéo dài tuổi thọ của các loại dầu, sáp và bơ thực vật, chống ôi, nhưng không có tác dụng chống nấm mốc.
  • Tinh dầu trà xanh cũng không phải chất bảo quản. Nó có tác dụng kháng khuẩn, nhưng không đủ mạnh để kháng khuẩn cho những sản phẩm chứa nước.

Tóm lại, bạn có thể dùng những thứ vừa kể trên để kéo dài tuổi thọ cho những sản phẩm KHÔNG CHỨA NƯỚC, còn các sản phẩm có nước bắt buộc phải sử dụng đến hóa chất bảo quản.Không có tinh dầu hay chiết xuất gì đảm nhận được trách nhiệm này. Nếu làm rồi mà không có chất bảo quản, bạn phải để vào tủ lạnh và không được dùng quá 2 tuần.

À hôm nọ có bạn inbox hỏi Hannah là muốn cho vài giọt chất bảo quản vào nước vo gạo, hoặc pha chế mặt nạ khoai tây sữa tươi rồi thêm chất bảo quản để cất vào lọ dùng dần có được không? Câu trả lời là KHÔNG ĐƯỢC nhé.

Chất Bảo Quản Vô Tác Dụng Đối Với Tinh Bột

Nước gạo hoặc nước từ khoai tây để qua một ngày đã bị biến mùi. Đây không phải là do vi khuẩn hay nấm mốc, mà là do tinh bột bị BIẾN CHẤT. Vì vậy với những nguyên liệu là tinh bột (ví dụ: cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh, khoai tây…), chúng ta nên pha nước lần nào dùng luôn lần đó.

Hannah hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ có 1 góc nhìn khác về chất bảo quản, bao quát hơn và khách quan hơn. Mỹ phẩm sạch không hẳn là hoàn toàn từ thiên nhiên mà trước hết phải là mỹ phẩm an toàn, không vi khuẩn nấm mốc đúng không nào?

5/5 (2 Reviews)