Nhiều cô gái thường ít quan tâm chăm sóc vùng kín cho đến khi gặp các vấn đề như hôi, viêm nhiễm, nấm ngứa… Các bệnh phụ khoa dù nặng hay nhẹ đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tinh thần của phụ nữ, thậm chí gây tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản. Vì vậy, đừng thờ ơ với “cô bé” mà hãy chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của EM bên dưới nhé!

1. Duy trì độ pH vùng kín ổn định

Âm đạo có môi trường axit, độ pH từ 3,8 – 4,5. Đây là môi trường phù hợp để các lợi khuẩn tồn tại và gây viêm nhiễm cho âm đạo. Vì vậy, việc thụt rửa “cô bé” bằng các loại sản phẩm tẩy rửa có độ pH cao có thể phá vỡ hệ vi sinh có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây ra các bệnh liên quan viêm nhiễm âm đạo. 

chăm sóc vùng kín 1
Chăm sóc vùng kín bằng cách duy trì độ pH ổn định

Vì vậy, các sản phẩm chăm sóc vùng kín chỉ nên dùng bên ngoài “cô bé”, không nên cho tay quá sâu. Ngoài ra, bạn không nên dùng xà phòng hoặc các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa chất tẩy rửa mạnh vì sẽ làm mất cân bằng độ pH âm đạo. Tốt nhất là hãy đi bác sĩ khám nếu cảm thấy mùi hôi hoặc ngứa ngáy khó chịu ở tam giác bên dưới.

2. Chăm sóc vùng kín từ bên trong thông qua ăn uống

Không nhiều chị em phụ nữ biết việc ăn uống cũng có tác động đến sức khỏe “cô bé”. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất và uống đủ nước mỗi ngày là yếu tố rất quan trọng để chăm sóc vùng kín từ bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm sau để giúp cô bé luôn khỏe mạnh.

  • Sữa chua hoặc các thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua, kim chi, dưa leo muối, dưa bắp cải, đậu nành lên men và một số loại phô mai có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, đồng thời bổ sung lợi khuẩn để duy trì môi trường pH ổn định cho vùng kín. Bạn hãy thường xuyên ăn sữa chua, kim chi và các loại thực phẩm chứa men tiêu hóa để tăng “sức đề kháng” cho cô bé, chống lại viêm nhiễm, nấm ngứa nhé.
  • Nước ép việt quất hoặc viên uống chiết xuất quả việt quất: Bên cạnh thực phẩm chứa men vi sinh, việt quất cũng đứng top đầu trong các thực phẩm tốt cho việc chăm sóc vùng kín phụ nữ. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thành tựu Y học Nội khoa, việt quất có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước ép việt quất có lợi cho bàng quan và “axit hóa” nước tiểu để giúp độ pH của “cô bé” luôn duy trì ổn định.
  • Các loại quả giàu vitamin C: Uống nước ép vitamin C mỗi ngày sẽ bổ sung vitamin C cho cơ thể, đồng thời tạo ra môi trường axit, chống nhiễm khuẩn nấm men để “cô bé” luôn khỏe mạnh.
chăm sóc vùng kín 2
Chăm sóc vùng kín bằng các loại thực phẩm tốt cho “cô bé”

3. Chọn đồ lót có chất liệu vải mềm mại, khô thoáng

Để chăm sóc “cô bé” có hiệu quả, sự sạch sẽ và khô thoáng rất quan trọng. Những loại quần lót vải thô cứng, bít khí, bó quá sát hoặc ẩm ướt là điều kiện cho vi khuẩn có hại và nấm men phát triển. Do đó, hãy lựa chọn những loại quần lót bằng chất liệu cotton có kích cỡ vừa vặn, co giãn tốt và không gây bí bách khó chịu, tránh mặc quần lọt khe. 

Ngoài ra, cố gắng thay quần lót mỗi 3 tháng 1 lần để hạn chế viêm nhiễm tối đa. Nếu bạn thường xuyên bị viêm nhiễm vùng kín, bạn nên thay quần lót thường xuyên trong ngày. Trong những ngày dịch âm đạo ra nhiều (như ngày rụng trứng), bạn có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày và thay mới mỗi 4-6 tiếng giữ vùng kín khô ráo.

chăm sóc vùng kín 3
Lựa chọn quần lót phù hợp giúp bạn chăm sóc vùng kín đúng cách

4. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Hãy tập cho mình thói quen vệ sinh đúng cách để chăm sóc vùng kín tránh khỏi viêm nhiễm nàng nhé. “Cô bé” có cơ chế tự làm sạch tự nhiên, vì vậy vệ sinh bên ngoài là đủ và cần thiết nhất, không nên thụt rửa quá sâu gây mất cân bằng pH. Mỗi khi đi vệ sinh, bạn hãy vệ sinh từ trước ra sau để phòng ngừa viêm nhiễm bàng quang. Ngoài ra, đừng quên rửa sạch vùng đáy chậu ở giữa hậu môn và âm đạo bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ để tránh lây lan vi khuẩn.

chăm sóc vùng kín 4
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương
chăm sóc vùng kín 5
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Betadine với công thức nhẹ dịu, thích hợp sử dụng hàng ngày
chăm sóc vùng kín 6
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Gynofar

Hãy vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần bằng những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu, lành tính, ít xà phòng. Mỗi ngày, vùng tam giác vàng của chúng ta tích tụ bã nhờn, mồ hôi và chất bài tiết. Nếu không được vệ sinh sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ra viêm và ngứa ngáy khó chịu. Sau khi vệ sinh, bạn nên dùng một chiếc khăn mềm, sạch để lau bên ngoài, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 

Nếu không thích sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nàng cũng có thể thực hiện phương pháp xông vùng kín bằng thảo mộc đều đặn mỗi tuần để làm sạch toàn bộ cơ quan sinh sản, se khít âm đạo và thải độc cơ thể nhé.

5. Chăm sóc vùng kín cẩn thận và thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ”

Trong những ngày “cô bé quàng khăn đỏ”, vùng kín ẩm ướt là không thể tránh khỏi. Bạn hãy cố gắng giữ vùng kín khô ráo và sạch sẽ nhất có thể để “cô bé” bình yên vượt qua “con trăng”. Máu kinh không hề bẩn như các quan niệm trước đây, nó cũng giống như bất cứ loại máu khác trong cơ thể con người. Nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt và tiếp xúc với không khí, máu kinh sẽ bị nhiễm khuẩn và nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 

Do đó, bạn hãy vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu từ 2-3 lần mỗi ngày trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Và quan trọng hơn, bạn cần thay bằng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm, nấm ngứa. Ngay cả trong những ngày cuối chu kì, lượng máu ít hơn nhưng bạn cũng phải thay bằng vệ sinh thường xuyên như những ngày đầu chu kì.

Thời gian vàng để thay băng vệ sinh là mỗi 4 giờ, nhưng nếu băng vệ sinh đã thấm quá nhiều hoặc bạn cảm thấy khó chịu do ẩm ướt, hãy thay ngay khi cần nhé. Tóm lại, càng nhiều máu càng phải thay băng thường xuyên.

chăm sóc vùng kín 7
Dự trữ băng vệ sinh và thay thường xuyên mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”

Với những chị em sử dụng tampon, lí tưởng nhất là thay mỗi 4-8 giờ, không để tampon quá lâu trong âm đạo vì có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc. Tương tự như băng vệ sinh, nếu lượng máu quá nhiều bạn phải thay thường xuyên hơn.

Riêng các nàng dùng cốc nguyệt san (mooncup) để đón dòng kinh nguyệt, sau mỗi 8-12 giờ, bạn cần lấy cốc ra để vệ sinh và tái sử dụng.

Lưu ý chung cho tất cả các chị em là hãy nhớ rửa tay sạch trước khi vệ sinh âm đạo và thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san để bảo vệ vùng kín trước sự xâm nhập của vi khuẩn nhé.

6. Khám phụ khoa định kỳ mỗi 3-6 tháng

chăm sóc vùng kín 8
Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng để theo dõi, phát hiện và điều trị các bệnh kịp thời

Khám phụ khoa định kỳ thật sự rất quan trọng để bảo vệ và chăm sóc vùng kín đúng cách. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, bạn nên khám phụ khoa định kỳ từ khi 21 tuổi. Việc khám phụ giúp chị em phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh phụ nữ thường gặp như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. Hãy thăm khám phụ khoa ít nhất 2 lần mỗi năm tại các các bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa uy tín. 

Tuy nhiên, bất kể độ tuổi nào khi gặp các vấn đề như đau bụng dưới, chướng bụng, vùng kín ngứa ngáy hoặc rau mùi, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa ngay để được tư vấn và điều trị phù hợp.

7. Điều trị và chăm sóc vùng kín kịp thời khi “cô bé” có dấu hiệu không khỏe mạnh

Viêm nhiễm âm đạo không phải là bệnh hiếm gặp ở phụ nữ. Các loại bệnh nhiễm trùng thường gặp bao gồm nhiễm nấm, nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm Trichomonas khi lượng vi khuẩn có hại trong âm đạo phát triển quá mức. Riêng ký sinh trùng Trichomonas thâm nhập có thể gây ra lây lan khi quan hệ tình dục, cần thăm khám và điều trị kịp thời. 

Triệu chứng khi nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn âm đạo là vùng kín tiết nhiều dịch âm đạo gây ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản. Riêng ký sinh trùng trichomonas khi thâm nhập có thể lây lan khi quan hệ tinh dục. Vì vậy, bạn cần đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. 

8. Các địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín

Để chăm sóc vùng kín đúng cách, bạn cần sự tư vấn từ những bác sĩ chuyên môn cao. Hãy tham khảo các bệnh viện và phòng khám phụ khoa uy tin bên dưới nhé:

khám phụ khoa ở đâu

Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội

  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương (bệnh viện Sản C): Bệnh viện sản phụ khoa tuyến đầu tại Hà Nội với chuyên môn cao, móc móc kỹ thuật hiện đại phục vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ. Bệnh viện này có lượng bệnh nhân rất đông, bạn có thể phải chờ lâu để được thăm khám.
  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Đây là bệnh viện sản phụ khoa uy tín mà các chị em có thể lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, tận tình và cơ sở vật chất khang trang, có thể đặt lịch khám bệnh sẽ giúp bạn khám bệnh thoải mái và nhanh chóng hơn.

Địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại TP. HCM

  • Bệnh viện Từ Dũ: Đây là bệnh viện tuyến đầu về sản phụ khoa uy tín nhất hiện nay. Bệnh viện Từ Dũ với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm, máy móc kỹ thuật hiện đại giúp chuẩn đoán, điều trị bệnh phụ nữ và tư vấn các vấn đề về sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, lượng người đổ về bệnh viện Từ Dũ rất lớn nên hãy chuẩn bị tinh thần đợi chờ khi khám phụ khoa tại đây nhé.
  • Bệnh viện Hùng Vương: Đây cũng là bệnh viện sản phụ khoa lâu đời, trình độ chuyên môn và máy móc công nghệ hiện đại không thua kém bệnh viện Từ Dũ. Nhưng ưu điểm là bệnh viện Hùng Vương có dịch vụ khá tốt lại không quá đông như bệnh viện Từ Dũ nên nếu ngại đợi thì đây là lựa chọn lý tưởng.

Vùng tam giác bên dưới có liên quan đến sức khỏe sinh sản của bạn nên rất cần được nâng niu, chăm sóc. Vì vậy, hãy chăm sóc vùng kín mỗi ngày đúng cách để luôn cảm thấy thoải mái và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhé.

4.5/5 (2 Reviews)