Chăm Sóc Da Khô Nẻ, Bong Tróc, Xỉn Màu Do Thiếu Nước

Nhiều bạn nghĩ là chỉ có da khô mới bong tróc, nhưng thực ra thì dù là da dầu hay da khô hay da gì đi chăng nữa cũng đều có thể bị sần sùi, tróc vảy và sạm màu do THIẾU NƯỚC đấy nha. Tớ đã lải nhải về vấn đề cấp nước trên blog này nhiều lần lắm rồi, bạn có thể đọc lại bài về cấp nước cho da TẠI ĐÂY. Nhưng chắc vấn phải nhấn mạnh lại vấn đề quan trọng này vì đang mùa khô hanh mà.
Nhiều bài báo gợi ý rằng: uống nhiều nước làm tăng tính giữ nước của da, nhưng sự thật là bạn uống bất cứ cái gì cũng không thể giúp da giữ nước. Da giữ nước kém là do hàng rào da bị phá hủy hoặc suy yếu, đừng nói là 2lit nước 1 ngày chứ bạn có uống 10lit cũng chẳng thể giúp da ẩm hơn được đâu, vì nếu hàng rào da không khỏe mạnh thì bao nhiêu nước bạn uống vào cũng đều bốc hơi đi hết.
Bạn tưởng tượng thế này nhé: Các tế bào ở bề mặt da xếp thành hàng như những viên gạch, liên kết với nhau bởi vữa (môi trường chất béo xung quanh, còn gọi là màng lipid) tạo thành 1 bức tường gọi là hàng rào da. Khi vữa bị suy yếu hoặc phân hủy thì các viên gạch (tế bào da) sẽ bị xô lệch tạo ra lỗ hổng, vì thế mà bức tường (hàng rào da) sẽ không thể giữ được nước nữa.
Có 1 điều mà không phải ai cũng biết, đó là ngâm da trong nước lại làm giảm lượng nước của da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ngâm da trong nước lâu (như tắm bồn, bơi lội...) làm da mất nước vì nó phá hủy độ bền vững của hàng rào da, đặc biệt là nước nóng và nước clo (thường gặp trong các khách sạn, bể bơi). Vì vậy đối với những bạn da khô, chỉ nên tắm bồn nhanh hoặc tắm vòi hoa sen (5-10 phút) với nước hơi âm ấm. Sau khi tắm dùng khăn bằng vải mềm để thấm bớt nước trên da, bôi dưỡng thể (body lotion/ body cream) ngay khi da còn hơi ẩm (ẩm chứ ko phải ướt nhẹp nhé), vì dầu (oil) trong sản phẩm dưỡng ẩm sẽ tạo lớp màng giúp giữ nước trên bề mặt da không bị bốc hơi, từ đó giúp da có thể hấp thụ được lượng nước đó.
Những bạn nghĩ rằng phải để da khô cong thì mới thoa dưỡng chất là hoàn toàn sai lầm nha. Đối với da mặt cũng vậy, sau khi rửa mặt, bạn dùng khăn mặt thấm bớt nước và bắt đầu skincare ngay lập tức bằng việc thoa/ xịt toner (không chứa cồn) để da được ẩm mịn tuyệt đối nha.
Có rất nhiều sản phẩm rửa mặt, tuy nhiên để dễ phân biệt, tớ sẽ chia làm 2 loại thôi: sữa rửa mặt tạo (nhiều) bọt và sữa rửa mặt ít/không bọt.
Các loại sữa rửa mặt tạo bọt thường chứa chất tẩy rửa (xà phòng) có độ kiềm cao, dễ khiến da bị khô và mất nước. Vì vậy đối với loại da này, bạn nên dùng sữa rửa mặt không bọt hoặc ít bọt thôi nhé. Loại này thường có dạng kem hoặc gel, tỷ lệ nước trong các sản phẩm rửa mặt dạng gel tương đối cao nên khi sử dụng, bạn sẽ cảm thấy mát dịu, nhẹ nhàng và không bị khô sau khi rửa mặt. Ngày cả khi bạn là da dầu, nhưng nếu là da đổ dầu do thiếu nước thì bạn vẫn không nên dùng các loại nữa rửa mặt tạo bọt dành cho da dầu đâu nhé. (Vấn đề về sữa rửa mặt tớ sẽ nói rõ hơn ở bài viết về da dầu - da khô được dẫn link ở cuối bài này)
1 vài gợi ý cho bạn tham khảo:
Tớ không nói là tất cả các loại xịt khoáng đâu nhé. Những loại xịt khoáng mà thành phần chỉ là nước khoáng không phải là lựa chọn hoàn hảo cho loại da này. Khi bạn xịt nước khoáng lên mặt, da sẽ có vẻ ẩm và mát lúc vừa mới xịt thôi, sau đó vài phút sẽ bốc hơi luôn và mang theo cả nước trên da bốc hơi theo nốt -> da sẽ càng mất nước nhiều hơn. Vì vậy, đối với da thiếu nước bạn nên dùng những loại xịt khoáng chứa humectant (như nước nho, lô hội,..), các chất đó sẽ hút ẩm vào trong da và giữ nước thay vì bốc hơi đi mất.
1 vài gợi ý cho bạn tham khảo:
Nếu da bạn nhạy cảm, bạn chỉ dùng được hoặc thích dùng những loại xịt khoáng lành tính chứa nước khoáng "trong lành" và không chứa các chất linh tinh khác (điển hình như xịt khoáng Avene, La Roche Posay hay Evoluderm...) thì vẫn có cách để chúng phát huy tác dụng, đó là tạo 1 cái "bẫy" hút nước vào da. Bạn sẽ tạo "bẫy" bằng cách sử dụng 1 lớp toner, lotion hay gel/kem dưỡng ẩm có chứa humectant lên da trước rồi mới xịt khoáng lên, như vậy hiển nhiên lớp nước khoáng sẽ được giữ trên da bạn mà không bay đi vô ích. Đó cũng là lý do mà các hãng mỹ phẩm luôn khuyến cáo bạn xịt khoáng sau khi dưỡng da hoặc makeup đó hehe.
Bạn có thể dùng bông tẩy trang hoặc mua các viên mặt nạ nén về để làm lotion mask. Bạn đắp mask sau khi rửa sạch mặt, và nên làm mỗi ngày 1 lần. Cách làm lotion mask rất đơn giản thôi:
Nếu bạn lười làm lotion mask thì cứ mua thẳng mấy miếng mặt nạ đã thấm sẵn tinh chất (sheet mask) về mà đắp, đóng gói từng miếng một, ngoài siêu thị bán đầy luôn. Hoặc là bây giờ có kiểu sheet mask dạng gói 7 miếng cho 1 tuần (ví dụ như mặt nạ Lululun), thậm chí hộp 30 miếng cho cả tháng (của Kose), rút từng miếng ra như rút khăn giấy ý, rồi lại đóng lại mai rút tiếp. Tớ đang dùng loại 30 miếng của Kose thấy khá là tiện lợi hehe. Những loại mặt nạ này nhiều dưỡng chất hơn lotion mask tự làm nên bạn có thể đắp lâu hơn, từ 10-20 phút là được, đừng để miếng mask bị khô quá nhé.
Với da thiếu nước, bạn có thể đắp mask mỗi ngày, hoặc nếu lười thì làm ít nhất 2 lần/ tuần cũng được.
Có 2 chất dưỡng ẩm chính: chất khoá ẩm và chất hút ẩm.
Chất khoá ẩm (Occlusives) hay còn gọi là chất phủ, sẽ phủ lên da 1 màng mỏng để ngăn nước bốc hơi. Các thành phần phủ hay gặp bao gồm: petrolatum (petroleum jelly) , các loại oil (dầu nền), propylene glycol và dimethicone (dẫn xuất của silicone). Tuy nhiên các chất này có 1 nhược điểm là sử dụng nhiều sẽ khiến da bị bít tắc.
Chất hút ẩm (Humectants) như Glycerin và Hyaluronic Acid có cơ chế hoạt động khác chất khoá ẩm. Các Humectant có khả năng hấp thụ nước (ngậm nước) rất tốt nên nó có thể kéo nước vào trong da. Tuy nhiên, chất hút ẩm cũng có thể là kẻ phản bội nếu bạn dùng không đúng cách. Hoạt động của chúng ko phải 1 chiều : mặc dù chúng kéo nước từ ngoài môi trường vào trong da giúp giữ nước, nhưng trong điều kiện không khí khô chúng lại kéo nước từ bên trong da (ở các lớp biểu bì sâu và trung bì) ra ngoài, làm tăng tình trạng khô da. Vì thế, chất hút ẩm sẽ hoạt động tốt hơn nếu kết hợp với chất phủ, nước sẽ không bao giờ bị kéo ra ngoài cả vì chất phủ đã ngăn lại rồi.
Vì vậy, loại dưỡng tốt nhất dành cho da thiếu nước là loại chứa cả chất hút ẩm và chất khoá ẩm. Vì thiếu nước nên bạn cần sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel hoặc gel cream (chứa nhiều chất hút ẩm) để tăng cường hút nước cho da, giúp da đủ nước, từ đó sẽ giảm bong tróc và giảm dầu nhờn.
Tóm lại, đối với da khô và da dầu do thiếu nước, bạn nên làm những điều sau:
Nếu các bạn áp dụng tốt các quy tắc trên, hàng rào da của bạn sẽ dần được cải thiện, nhờ đó da bạn sẽ chuyển dịch từ da khô ráp bong tróc thành da đủ nước, đủ ẩm. Cố gắng kiên trì để có 1 làn da khỏe mạnh bạn nhé.
Bài Viết Liên Quan: Nghịch Lý - Da Đổ Nhiều Dầu Chưa Chắc Đã Là Da Dầu. (Nếu bạn vẫn chưa rõ liệu mình có phải da khô thiếu nước hay không thì hãy đọc bài này ngay nào!!!)
5 Comments
C ơi E muốn hỏi chút về các sản phẩm của Hàn QUốc và các sp của các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ.
E thấy sp của các nước lớn giá đắt hơn so với các sp HQ rất nhiều. Liệu những sp đó có thật sự tốt hơn ko C ?
Hay những sp của HQ vẫn hợp với làn da Châu Á hơn?
Hàng Anh, Pháp, Mỹ có rất nhiều hãng bình dân giá rẻ mà e, trong khi đó mỹ phẩm Hàn cũng có rất nhiều hãng đắt (lên tới vài triệu 1 sản phẩm). E nên phân biệt rõ 2 khái niệm mỹ phẩm:
– drugstore: hàng bình dân, có bán trong các siêu thị, hiệu thuốc, giá khoảng vài trăm ngàn VNĐ
– high-end: hàng cao cấp, giá thường từ 1 triệu trở lên
Mỹ phẩm nước nào cũng đều có hàng “drugstore” và hàng “high-end”. Và Không phải sp HQ hợp với da người châu Á hơn đâu, bản thân chị cũng dùng cả mỹ phẩm Hàn và Âu Mỹ, thậm chí da chị vẫn bị dị ứng với 1 vài sản phẩm của HQ nè. Quan trọng là chúng mình chọn loại có thành phần hợp với da mình chứ ko phải là chọn mỹ phẩm nước nào nha e 🙂
Trang có thể gợi ý một vài loại kem dưỡng chứa cả chất hút ẩm và chất khoá ẩm của các brand như Kiehls, Caudalie, Biordema hay La roche-posay không? Cảm ơn Trang
Chị ơi da em bị dị ứng đỏ rát hai má. Em dùng La Roche B5 thì nó dịu lại nhưng dạo này thời tiết lạnh nên da bị bong tróc rất nhiều. Em ko biết là có nên dùng thêm serum cấp ẩm ko. Em ko dám đắp mặt nạ vì sợ nó làm dị ứng nặng thêm.
chăm sóc da cổ như thế nào chị