Bakuchiol – hoạt chất làm đẹp mạnh mẽ và đa nhiệm hứa hẹn “soán ngôi” Retinol

Retinol mang đến hiệu quả chống lão hoá, trị mụn, sáng da không cần bàn cãi. Nhưng Retinol cũng gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể khiến da be bét nếu bạn không có nhiều kiến thức dưỡng da chuyên sâu. Trong vài năm gần đây, cộng đồng làm đẹp bắt đâu truyền tai nhau về hoạt chất mới với tên gọi Bakuchiol, cực kỳ thân thiện với làn da nhưng lại mang sức mạnh không hề thua kém “đàn chị”.
Vậy Bakuchiol là gì? Liệu nó có thật sự là phiên bản thay thế hoàn hảo cho Retinol như lời đồn? Cùng EM tìm hiểu ngay nhé!
Bakuchiol chiết xuất 100% từ thực vật. Nó có nguồn gốc từ cây babchi, mọc ở Ấn Độ và Sri Lanka. Trong lịch sử có ghi lại nhiều trường hợp người dân ở Ayurvedic và Trung Quốc sử dụng cây babchi để chữa bệnh. Ngày nay, Bakuchiol đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại mỹ phẩm chống lão hóa và ngày càng nổi đình đám với cái tên mỹ miều là “Retinol gốc thực vật”.
Một nghiên cứu năm 2011 công bố trên tạp chí Cosmetics & Toiletries [1], đã chứng minh rằng sử dụng 1% Bakuchiol 2 lần/ngày trong suốt 6 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả giảm mụn trứng cá tới 57%.
Các nhà nghiên cứu cũng so sánh Bakuchiol với BHA (Salicylic Acid) 2%, 2 lần/ngày, và thấy được Salicylic Acid chỉ giúp làm giảm mụn trứng cá 48%. Tuy nhiên, khi kết hợp cả 2 chất này ta sẽ đạt được kết quả tốt nhất: giảm 67% mụn trứng cá.
Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng Bakuchiol có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nó tiêu diệt khuẩn mụn P.acnes và giảm sưng. Thêm vào đó, nó ức chế quá trình oxy hóa của bã nhờn, vốn là nguyên nhân chủ yếu gây mụn trứng cá.
Tuy được gọi là “Retinol thực vật”, nhưng thực tế là Retinol và Bakuchiol lại không có sự tương đồng về cấu trúc phân tử. Tuy nhiên, chúng lại có biểu hiện gen tương tự nhau, đặc biệt là trên một số gen và protein chống lão hóa.
Một nghiên cứu tiến hành năm 2014 đã báo cáo: sau 12 tuần điều trị với Bakuchiol 0.5% với tần suất sử dụng 2 lần/ ngày, 16 bệnh nhân nữ tham gia thử nghiệm (độ tuổi 40 – 65) đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể về các nếp nhăn, sắc tố, độ đàn hồi, độ săn chắc và giảm tổng thể tổn thương do ánh mặt trời. Hơn nữa, người sử dụng không gặp các tác dụng phụ như khi dùng Retinol thông thường. [2]
Trong một nghiên cứu khác, chính nhóm những nhà khoa học đó lại lần nữa phát hiện Bakuchiol hiệu quả hơn Retinol trong việc làm chậm hoạt động của hai loại Enzyme có khả năng phá vỡ Collagen, Elastin là MMP-1 và MMP-12 làm chậm quá trình lão hóa và làm mờ nếp nhăn. [3]
1 nghiên cứu kéo dài 12 tuần với 44 người tham gia, chia làm 2 nhóm: Nhóm bôi Bakuchiol 0.5%, nhóm còn lại bôi Retinol 0.5% (liều lượng 2 lần/ngày).
Bakuchiol và Retinol đều làm giảm đáng kể diện tích nếp nhăn và giảm sắc tố như nhau, không có chất nào vượt trội hơn. Tuy nhiên, những người sử dụng Retinol cho biết da bị bong tróc và châm chích nhiều hơn.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng Bakuchiol có thể sánh ngang với Retinol về khả năng cải thiện vùng da sạm màu do ánh mặt trời, nhưng với độ dung nạp tốt hơn. Bakuchiol được hứa hẹn là một giải pháp thay thế nhẹ dịu hơn Retinol [4].
Ngoài ra, trong một ấn phẩm năm 2010, tạp chí Bioscience, Biotechnology & Biochemistry, Bakuchiol khẳng định: Bakuchiol hiệu quả trong việc làm mờ các đốm nâu bằng cách ức chế sản xuất melanin và thậm chí có thể hiệu quả hơn cả Arbutin.
Bakuchiol cũng là một chất chống oxy hóa, vì vậy nó giúp bảo vệ da khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra và quá trình Lipid Oxidation (oxy hóa chất béo).
Lipid oxidation là quá trình dầu thừa trên da bị oxy hóa, làm thay đổi điện tích và áp suất trong tế bào vốn đang cân bằng, dẫn đến sưng tấy và chết tế bào. Theo Planta Media, Bakuchiol có thể ngăn chặn quá trình này, thậm chí còn vượt trội hơn cả chất chống oxy hóa phổ biến nhất là vitamin E [5].
Retinol có thể chứa các sản phẩm phụ từ động vật, như gan, cá và trứng, trong khi Bakuchiol có nguồn gốc thực vật là 100%.
Retinol sẽ khiến da bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, Bakuchiol thì không (nhưng vẫn phải sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài đấy nhé).
Retinol có thể đi kèm với các tác dụng phụ như kích ứng, châm chích, mẩn đỏ, bong tróc, trong khi Bakuchiol thì không nếu bạn không bị dị ứng do cơ địa.
Giá cả của sản phẩm chứa Retinol và Bakuchiol không chênh lệch lớn.
Bakuchiol có thể dùng được cho phụ nữ mang thai.
Sản phẩm chứa Bakuchiol không đa dạng như Retinol nói riêng và Retinoids nói chung, đặc biệt là ở thị trường Việt Nam.
Retinoids trở thành tiêu chuẩn vàng trong chăm sóc da là nhờ tuổi đời “lão thành”. Xuất hiện từ những năm 1970, số lượng nghiên cứu, thực nghiệm và người dùng của nó dư dả đến nỗi không ai cần viện ra thêm bất cứ dẫn chứng nào để chứng minh lợi ích của Retinoids nữa. Còn nếu bạn chưa biết nhiều về hoạt chất huyền thoại này, hãy đọc thêm bài viết sau đây: Retinoids – Phát Kiến Vĩ Đại Giải Quyết Mọi Vấn Đề Về Da Của Bạn
Nếu bạn yêu thích và muốn thử trải nghiệm Bakuchiol thì hãy đọc tiếp phần gợi ý 10 sản phẩm mà EM gợi ý dưới đây. Bakuchiol rất đa năng nên mỗi hãng sẽ tập trung vào một công dụng nổi bật của nó và kết hợp thêm những chất bổ trợ tương ứng để phát huy tối đa hiệu quả của sản phẩm. Vì vậy, EM chia làm 4 hạng mục: Chống lão hóa, làm sáng da, hồi phục da và một hạng mục dành cho các sản phẩm có giá bình dân.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tạm Kết
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã có đủ thông tin để kết hợp Bakuchiol vào chu trình dưỡng da của mình. Nếu bạn chọn được sản phẩm rồi, hãy chia sẻ với EM cảm nhận và hiệu quả khi sử dụng nhé. Chúc nàng luôn xinh đẹp.
Tài liệu tham khảo:
[1] Chaudhuri, Ratan & Marchio, Francois. (2011). Bakuchiol in the management of acne-affected Skin. Cosmet. Toilet.. 126. 502-510.
[2] Chaudhuri RK, Bojanowski K. Bakuchiol: a retinol-like functional compound revealed by gene expression profiling and clinically proven to have anti-aging effects. Int J Cosmet Sci. 2014 Jun;36(3):221-30. doi: 10.1111/ics.12117. Epub 2014 Mar 6. PMID: 24471735.
[3] Chaudhuri RK. (2015). Bakuchiol: A Retinol-Like Functional Compound, Modulating Multiple Retinol and Non-Retinol Targets. In Sivamani, R., Jagdeo, J.R., Elsner, P., & Maibach, H.I. (Eds.), Cosmeceuticals and Active Cosmetics (3rd ed.). (pp. 18). CRC Press.
[4] Dhaliwal S, Rybak I, Ellis SR, Notay M, Trivedi M, Burney W, Vaughn AR, Nguyen M, Reiter P, Bosanac S, Yan H, Foolad N, Sivamani RK. Prospective, randomized, double-blind assessment of topical bakuchiol and retinol for facial photoageing. Br J Dermatol. 2019 Feb;180(2):289-296. doi: 10.1111/bjd.16918. Epub 2018 Sep 21. PMID: 29947134.
[5] Haraguchi H, Inoue J, Tamura Y, Mizutani K. Inhibition of mitochondrial lipid peroxidation by Bakuchiol, a meroterpene from Psoralea corylifolia. Planta Med. 2000 Aug;66(6):569-71. doi: 10.1055/s-2000-8605. PMID: 10985089.